Người tạo ra máy cắt kim loại bằng laser tại Việt Nam
Máy cắt kim loại bằng laser ra đời là bước tiến vượt bậc của ngành gia công cơ khí đem lại những sản phẩm chất lượng và nhanh nhất. Tuy nhiên, nói đến thành công ấy không thể bỏ qua những con người tạo ra nó, vậy đó là ai? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để có câu trả lời chính xác nhất!
Máy cắt kim loại bằng laser phổ biến trên thế giới
Laser là một chùm tia sáng có bước sóng xác định đối với mỗi loại hoạt chất phát tia và có tính định hướng rất cao. Có thể dùng hệ thống quang học để điều khiển hướng đi của laser, tập trung năng lượng tia tại một vùng diện tích nhỏ. Do đó, người ta đã chế tạo ra máy cắt kim loại bằng laser để đem vào cơ khí.
Máy cắt kim loại bằng laser giúp nâng cao chất lượng sản phẩm
Ở các nước công nghiệp tiên tiến, cắt bằng tia laser trong công nghiệp tương đối phổ thông bởi kỹ thuật này có thể gia công nhiều loại vật liệu. Đặc biệt là những loại khó gia công bằng các phương pháp truyền thống (phay, dập) như: vật liệu siêu cứng, chi tiết siêu mỏng, chi tiết có mạch cắt cực nhỏ (<0,2mm),…
Chất lượng gia công, năng suất cao do tốc độ gia công nhanh, giá thành hợp lý đã tạo cho phương pháp có những lợi thế cạnh tranh cao so với gia công truyền thống vật liệu. Tuy nhiên, tại Việt Nam, cắt kim loại bằng laser còn rất mới lạ, chưa được ứng dụng trong công nghiệp. Cho đến năm 2002 lần đầu tiên nó xuất hiện tại Việt Nam bởi những kĩ sư tài giỏi. Vậy đó là ai?
Người tạo ra máy cắt kim loại bằng laser tại Việt Nam
Năm 2002, các chuyên gia tại IMI do TS Đỗ Văn Vũ, Phó Viện trưởng đã bắt tay vào nghiên cứu với mục tiêu làm chủ công nghệ và chế tạo thiết bị cắt kim loại bằng laser.
Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, mặc dù trong công nghiệp có thể ứng dụng các loại laser khác nhau để gia công vật liệu như laser rắn (laser rubi, thuỷ tinh), laser khí (CO, CO2) và laser lỏng (laser chelate hữu cơ - đất hiếm) nhưng nhóm đã quyết định chọn laser CO2.
Sản phẩm tinh xảo từ máy cắt kim loại bằng laser
Ngoài nguồn laser CO2, các bộ phận khác của hệ thiết bị còn gồm hệ thống dẫn tia laser từ nguồn tới đầu cắt, máy cơ sở (bàn máy, thân máy) và hệ điều khiển. Với thiết bị cắt laser CO2 đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã nhập nguồn laser và bộ điều khiển CNC của CHLB Đức, tự thiết kế và chế tạo đa phần máy cơ sở và hệ thống dẫn tia.
Thiết bị cắt kim loại bằng laser của Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp hiện chủ yếu được dùng cho công tác nghiên cứu thí nghiệm và tập trung chủ yếu vào cắt các loại vật liệu mà phương pháp truyền thống không thể cắt được.
Giá thành máy cắt kim loại bằng laser không quá bởi năng suất cao hơn, tốc độ cắt nhanh hơn, chính xác hơn và lại tiết kiệm được vật liệu.
>> Xem thêm: So sánh 2 công nghệ cắt kim loại bằng laser và tia nước